Cách 2 trong tiếng Đức - khái niệm, chức năng và cách sử dụng

Cách 2 trong tiếng Đức là một trường hợp kỳ lạ, bởi ngày nay nó đã gần như biến mất, chỉ thi thoảng mới được sử dụng. Tình trạng này xuất hiện bởi cách 2 rất ít, có thể nói là hiếm khi được sử dụng thường nhật tại Đức, nhưng nó vẫn là kiến thức được dạy trong các cơ sở giáo dục và phục vụ nghiên cứu khoa học, nên phần nào vẫn chưa mất hẳn.

 

Nếu theo sát tình hình thực tế sử dụng tiếng Đức của người bản xứ hiện nay thì thật ra, trừ tình thế bắt buộc chẳng hạn như bạn đang học phần này tại trường và được giáo viên yêu cầu nghiên cứu kỹ kiến thức về cách 2, còn nếu không mình sẽ khuyên bạn nên tập trung vào phần ngữ pháp khác thay vì cách 2 vì ít khả năng bạn sẽ phải gặp và sử dụng nó trong đời thực. Tuy nhiên nếu hiểu rõ lý thuyết về cách 2, bạn vẫn sẽ thuận lợi hơn khi đọc hiểu các tin tức, văn bản pháp luật, và viết bài luận mượt mà, trôi chảy hơn. Đây là một số lợi ích nếu bạn tiếp tục đọc bài viết này! Vậy tiếp theo đây, hãy cùng tìm hiểu cụ thể cách 2 là gì nhé!

 

1. Cách 2 là gì?

 

Cách 2 (Genitiv) là cách cuối cùng và ít được sử dụng nhất trong các cách của ngữ pháp tiếng Đức. Thực tế, nó đã gần như bị thay thế bởi cách 3 (Dativ) trong văn nói và văn viết tiếng Đức thường nhật.

 

Cách 2 đóng vai trò biểu thị sở hữu cách trong câu, nó chỉ ra mối quan hệ sở hữu nhau giữa các danh từ trong câu. Danh từ đứng trước là danh từ phụ thuộc, thuộc sở hữu của danh từ chứa cách 2 đứng phía sau. 

 

Một số ví dụ về cách 2 trong tiếng Đức

 

Xem thêm >>>  Mẹo giúp bạn nói tiếng Đức lưu loát và tự tin hơn

 

2. Cấu trúc của cách 2 trong tiếng Đức

 

Trong tiếng Đức, cách 2 có hai trường hợp để cấu tạo thành cấu trúc ngữ pháp như sau:

 

- Thêm đuôi -s (không có dấu nháy đơn ‘)

 

- Dùng cấu trúc: danh từ bị sở hữu + các từ hạn định và/hoặc các tính từ biểu thị mối quan hệ sở hữu + danh từ sở hữu

 

Trường hợp 1: Thêm đuôi -s

 

Trong tiếng Đức, chúng ta có thể thêm đuôi -s (không có dấu nháy đơn ‘) cho danh từ chỉ tên riêng hoặc thành viên trong gia đình trong trường hợp danh từ bị sở hữu được đặt ngay đằng sau danh từ tên riêng hoặc danh từ chỉ thành viên gia đình đó. Ví dụ: Mamas Computer, Opas Wagen,...

 

Trường hợp 2: Trong trường hợp này, chúng ta phải sử dụng đúng theo cấu trúc tương tự cấu trúc “of” trong tiếng Anh. Ví dụ:

 

- Der Buch meines Mamas. (Quyển sách của mẹ tôi.)

 

- Das Auto meines lieben Omas. (Xe ô tô của người bà thân yêu của tôi.)

 

Trường hợp này cũng được sử dụng nếu muốn mô tả quan hệ sở hữu giữa các danh từ không phải con người. Ví dụ: Der Name des Buches (Tên của cuốn sách)

 

Biến đổi từ định hạn phụ thuộc vào giới tính của danh từ

 

Xem thêm >>>  Học tiếng Đức A2 như thế nào cho hiệu quả?

 

3. Sử dụng cách 2 trong tiếng Đức như thế nào?

 

Sau khi nắm được cấu trúc của cách 2, bạn sẽ tiếp tục học cách sử dụng cách 2 đúng trong một câu. Cách đầu tiên, bạn chỉ cần gắn thêm đuôi -s vào đằng sau danh từ chỉ tên riêng hay danh từ chỉ thành viên trong gia đình, với lưu ý rằng các danh từ sở hữu này phải đứng ngay đằng trước các danh từ bị nó sở hữu. Ví dụ: Schwesters Kleiderschrank (Tủ đồ của chị gái). Đây có lẽ là cách đơn giản và dễ làm nhất khi chỉ cần đặt thêm một âm -s vào đuôi danh từ sở hữu thôi.

 

Cách thứ hai phức tạp hơn cách đầu một chút, khi dùng cấu trúc: danh từ bị sở hữu + từ định hạn và/hoặc tính từ biểu thị sở hữu + danh từ sở hữu. Ví dụ: Das Fenster des gelben Hauses (Cửa sổ của ngôi nhà màu vàng) bao gồm Das Fenster (danh từ bị sở hữu) + des (từ định hạn) + gelben (tính từ) + Hauses (danh từ sở hữu). Hãy nhớ kỹ rằng: danh từ bị sở hữu là cái đang được miêu tả; danh từ sở hữu là cái mô tả để tránh nhầm lẫn thứ tự của cái sở hữu và cái bị sở hữu trong cấu trúc trên.

 

Ngoài ra, cũng giống như các cách khác trong tiếng Đức, những từ đi đằng trước các danh từ trong mối quan hệ sở hữu phải được “đánh dấu” bằng một chút thay đổi nhỏ về ngữ pháp dựa trên giới tính và cách của danh từ, được gọi là biến cách.

 

Cụ thể, biến cách xuất hiện dựa vào:

 

- Giới tính của danh từ (giống đực, giống cái, giống trung, số nhiều)

 

- Cách của danh từ (Cách 1, 2, 3, 4)

 

- Loại từ đứng trước danh từ (từ định hạn, tính từ)

 

- Trong mỗi loại từ đứng trước danh từ có bao nhiêu từ

 

Đối với cách 2, biến cách được chia thành hai loại:

 

- Biến cách mạnh: biểu thị giới tính/cách của danh từ vì chúng thay đổi nhiều hơn. Đối với giống đực và giống trung, biến cách mạnh thêm -s; đối với giống cái và số nhiều, biến cách mạnh thêm đuôi -r.

 

- Biến cách yếu: không biểu thị giới tính/cách của danh từ vì chúng gần như không thay đổi. Biến cách yếu thêm đuôi -n cho tất cả các trường hợp.

 

Biến cách nhìn chung có hai quy tắc cần tuân theo:

- Quy tắc 1: giới tính/cách của danh từ phải được biểu thị bằng biến cách mạnh trước tiên

 

- Quy tắc 2: nếu giới tính/cách của danh từ đã được biểu thị bằng từ định hạn, tất cả những từ biểu thị sở hữu còn lại (tính từ) đều biến đổi theo biến cách yếu

 

Hãy học thuộc hai quy tắc này để luôn biết được khi nào cần dùng biến cách mạnh và biến cách yếu cho từ định hạn và/hoặc tính từ trong cách 2.

 

Xem thêm >>>  Tất tần tật về số đếm và số thứ tự tiếng Đức cho người mới bắt đầu học

 

Trên đây là bài viết chia sẻ về bài học cách 2 trong tiếng Đức - khái niệm, ý nghĩa, chức năng và cách sử dụng đúng trong văn nói và văn viết tiếng Đức thường nhật mà chúng mình muốn chia sẻ đến những bạn đã, đang và có ý định bắt đầu học tiếng Đức, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kiến thức này. Nếu bạn muốn được tiếp cận thêm đến nhiều bài giảng khác hữu ích như trên, hãy đến với Decamy.com - trang web học tiếng Đức trực tuyến với hàng ngàn từ vựng và hàng trăm cấu trúc ngữ pháp thường xuyên xuất hiện trong đề thi, chuyên luyện thi chứng chỉ tiếng Đức cho học viên trên toàn quốc để được học thử miễn phí và có những trải nghiệm tuyệt vời trong quá trình học tiếng Đức. 

 

Ngoài ra, nếu bạn nào yêu thích văn hóa, con người nước Đức, có mong muốn được sinh sống và học tập tại đây thì cũng hãy nhanh tay liên hệ với Decamy để được tư vấn và hỗ trợ du học nhiệt tình nhé!

 

Chúc các bạn học tốt!