Kinh nghiệm tự học tiếng Đức tại nhà hiệu quả 100% cho người Việt

Hiện nay, tự học tiếng Đức là một xu hướng được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các học sinh, sinh viên, những người có nhu cầu đang làm việc và học tập ở các vùng xa xôi, ít phát triển. Việc tự học một ngoại ngữ không phải là chuyện đơn giản, đặc biệt là tiếng Đức một ngôn ngữ khá phổ biến và có nhiều cạnh tranh, cần phải lắng nghe lời khuyên, ý kiến từ những người đã có kinh nghiệm.. Hãy cùng Decamy.com tìm hiểu và rút ra một vài phương pháp học tập hiệu quả nhé.

 

I. Tự học tiếng Đức có khó không?

 

Hầu hết chúng ta khi có ý định học một ngữ cũng đều băn khoăn liệu ngôn ngữ đó có khó không? Nên nhớ rằng, không một ngôn ngữ nào là dễ học cả. Người nước ngoài khi học tiếng Việt cũng gặp không ít khó khăn, nhất là phần phát âm. Tiếng Việt là một trong ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất thế giới (6 thanh điệu) gồm: thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Khi phát âm sai thanh điệu, nghĩa của từ sẽ hoàn toàn thay đổi, dễ gây hiểu lầm ( ví dụ như sáng khác với sang, khác với sảng…). Một loạt các đại từ nhân xưng với sắc thái khác nhau như bố, mẹ, cô, gì, chú, bác… cũng không hề dễ nuốt. Tiếng Đức vì thế cũng không kém cạnh với cấu trúc câu dài, phức tạp; các loại từ với cách chia đa dạng, có từ còn không theo quy tắc; cách đếm số cũng không hề đơn giản…

 

Tự học tiếng Đức có khó không?

 

Khi mới bắt đầu tự học tiếng Đức tại nhà, chúng ta không tránh khỏi cảm giác “trầm cảm”, quá tải với lượng từ vựng khổng lồ cùng các quy tắc khó nhằn. Tuy nhiên, tiếng Đức cũng có rất nhiều điểm giống với tiếng Việt mà bạn sẽ thấy vô cùng có lợi cho việc học. Nếu các bạn chịu khó luyện tập, mỗi ngày dành ra 1-2 tiếng ôn luyện thì bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự thú vị của tiếng Đức, có khi sẽ trở nên đam mê ngôn ngữ này không chừng.

 

Học tiếng Đức không khó như bạn tưởng


Vì vậy, đừng vội nản chí mà hãy hạ quyết tâm ngay từ bây giờ, chuẩn bị tinh thần để tiếp nạp thêm những kiến thức bổ ích mà Decamy.com sắp chia sẻ nhé.

 

II. Cần chuẩn bị gì trước khi tự học tiếng Đức tại nhà?

 

1. Xác định rõ mục tiêu

 

Điều quan trọng và cơ bản nhất, đặt nền móng cho con đường tự học ngoại ngữ của bạn là bạn sẽ học nó để làm gì, bạn bắt đầu học lúc nào, trong khoảng thời gian bao lâu? Khi đã biết được mình cần gì, bạn sẽ có lộ trình thích hợp để theo đuổi việc học một cách hiệu quả nhất.

 

Bạn học tiếng Đức để làm gì?

 

Những bạn học tiếng Đức vì đam mê, muốn biết thêm một ngôn ngữ để cải thiện bản thân sẽ có cách học khác với những bạn học để làm việc hay đi du học. Nên nhớ đây là bước đầu vô cùng quan trọng để xác định kế hoạch học tập, nếu bạn chưa biết được bản thân học tiếng Đức để làm gì thì đừng nên vội vàng áp dụng phương pháp học tập của người khác nhé.

 

2. Xác định trình độ bản thân muốn đạt được

 

Khi đã hiểu rõ mục đích học, điều tiếp theo bạn cần lưu ý là để đạt được, mục đích đó, bạn cần đạt được cấp độ nào? Dĩ nhiên, các mục đích khác nhau thì tấm bằng cần đạt cũng có cấp độ khác nhau. Các kỳ thi tiếng Đức đánh giá theo 6 cấp độ từ A1, A2, B1, B2, C1, C2. Một lần nữa bạn cần biết được bản thân phải đạt được cấp độ nào để có kế hoạch ôn luyện phù hợp nhé.

Tiếng Đức có 6 cấp độ

 

III. Lời khuyên từ các du học sinh Đức

 

Sau khi làm xong hai bước trên và có một thời khóa biểu học tập hợp lý, đây là lúc các bạn xin lời khuyên, tích lũy kinh nghiệm từ những người đã có kinh nghiệm học và thi tiếng Đức Ta cần biết được tiếng Đức có những nội dung gì và cách học tập làm sao cho hữu ích. Khi bắt đầu tự học tiếng Đức tại nhà, bạn cần lưu ý đến ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng giao tiếp. Đây là những phần khá “khoai” đối với hầu hết các loại ngôn ngữ. Decamy.com đã tổng hợp một số phương pháp từ các du học sinh sao cho việc học tập được hiệu quả nhất.

 

1. Cách học ngữ pháp hiệu quả

 

Đây được đánh giá là phần khó nhất đối với người học, khiến không ít người phải căng não, đau đầu. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng vội nản, hãy suy nghĩ đơn giản hơn để vấn đề không còn khó khăn nữa. Trong khi tiếng Anh có hẳn 12 thì thì tiếng Đức chỉ có 6 thì thôi, tức là chỉ bằng một nửa. Chúng ta có thể sử dụng thành thạo các thì trong tiếng Anh thì cũng sẽ sử dụng được các thì tiếng Đức đúng không nào?

 

Ngữ pháp tiếng Đức

 

6 thì chia theo quá khứ, hiện tại và tương lai thì mỗi mốc thời gian ta chỉ cần học 2 thì, khá dễ học và công thức các thì cũng không quá đánh đố. Tuy có một điều các bạn cần lưu ý, việc áp dụng các động từ vào các cấu trúc ngữ pháp lại không được dễ dàng cho lắm. Giống với tiếng Anh, ngoài các động từ được chia theo quy tắc rõ ràng thì tiếng Đức cũng có một lượng lớn động từ bất quy tắc, mà đã bất quy tắc thì không thể áp dụng được, đôi lúc sẽ gây nhầm lẫn, sai sót, một vấn đề khá mệt mỏi. Vì vậy để nhớ được các động từ này không gì khác ngoài việc học thuộc chúng. Chỉ cần mỗi ngày dậy sớm học tầm 5-10 từ, bạn sẽ biết cách sử dụng chúng và không còn mắc sai lầm khi làm bài nữa đâu.

 

2. Cách học từ vựng dễ nhớ

 

Bên cạnh ngữ pháp, từ vựng cũng là một phần không thể bỏ qua khi tự học tiếng Đức. Vốn từ vựng càng phong phú, bạn càng có thể diễn đạt mục đích giao tiếp của mình cũng như đọc hiểu tiếng Đức dễ dàng hơn. Từ vựng tiếng Đức cũng không khó đọc, bởi tiếng Đức cũng giống tiếng Việt, đọc sao phát âm vậy, chủ yếu là nhớ nghĩa của từ và học cách áp dụng thôi. Về việc này thì bạn nên học từ vựng theo hình ảnh cho dễ nhớ và hình dung, tiếp theo bạn nên học từ vựng tiếng Đức theo từng chủ đề, học thêm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Như vậy là chỉ với việc học một từ vựng, bạn cũng có thể học thêm nhiều từ khác liên quan nữa đấy. Và đừng quên áp dụng từ vựng vừa học vào cấu trúc câu để cải thiện cả từ vựng và ngữ pháp nhé.

 

Từ vựng tiếng Đức

 

Xem thêm >>> Học tiếng Đức có khó không?

 

3. Cải thiện kỹ năng giao tiếp

 

Đối với các bạn có ý định học tiếng Đức để tìm việc làm hoặc đi du học thì đây là một kỹ năng vô cũng quan trọng. Muốn giao tiếp tiếng Đức tốt, bạn phải nghe và nói thật tốt. Về phần nói, đây lại là vấn đề khá đơn giản bởi tiếng Đức là ngôn ngữ khá dễ phát âm. Không có nhiều âm gió như tiếng Anh cũng không có nhiều thanh điệu như tiếng Việt, khi nhìn vào một từ tiếng Đức ta có thể dễ dàng đánh vần và phát âm theo. Cái khó là bạn cần nâng cao phản xạ và tốc độ khi nói để việc giao tiếp được hiệu quả hơn nhé.

 

Giao tiếp tiếng Đức không hẳn là khó nhằn

 

Về phần nghe, do người Đức nói khá nhanh nên đôi lúc bạn sẽ không nghe kịp, vì vậy mình sẽ chia sẻ cho các bạn 2 phương pháp luyện nghe đang rất phổ biến hiện nay, đó là luyện nghe bị động và luyện nghe chủ động.

 

- Luyện nghe bị động: Đây là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Bạn hãy mở một video hoặc băng nghe tiếng Đức mỗi buổi sáng và tối, không gian yên tĩnh để nghe được rõ hơn. Bạn không cần chú ý đến ý nghĩa của từng câu hay cách người nói phát âm thế nào. Cách này để giúp bạn làm quen với tiếng Đức thông qua việc nghe vô thức.

 

- Luyện nghe chủ động: Sau khi đã quen với việc nghe tiếng Đức thì bạn có thể nghe theo từng chủ đề hoặc tin tức nhất định để có thể hiểu được nội dung mà video truyền đạt. Để việc luyện tập được hiệu quả hơn, hãy thường xuyên nghe vào thời gian rảnh nhé.

 

Trên đây là phân tích và một vài kinh nghiệm được đúc kết từ các bạn viên của Decamy.com. Rõ ràng việc học tiếng Đức cũng không quá khó khăn, chỉ cần kiên trì, chăm chỉ ôn tập và thực hành thì bạn sẽ sớm chinh phục được ngoại ngữ này thôi. Nếu có bất cứ khó khăn gì trong quá trình học, các bạn hãy liên hệ Decamy.com để được tư vấn nhiệt tình. Chúng mình sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của các bạn 24/7.


Ngoài ra nếu bạn muốn tìm 1 trung tâm uy tín để du học Đức thì các bạn hãy tham khảo ICOEURO nhé!
Chúc các bạn học tốt!