Bất cứ ai trong chúng ta khi tiếp xúc với một ngôn ngữ mới đều gặp phải không ít khó khăn. Điều quan trọng là chúng ta phải nắm rõ bản chất và các quy tắc để chuẩn bị thật tốt cho việc học. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phân tích cụ thể nhé!
Khác với tiếng Nhật khi có tới 4 bảng chữ cái (Hiragana, Katakana, Romaji cùng hàng nghìn chữ Hán) vô cùng khó nhớ, khó đọc, thì bảng chữ cái tiếng Đức chỉ là một bảng chữ cái Alphabet 30 ký tự (gồm 26 ký tự giống với tiếng Anh và 4 ký tự mới là: ä, ü, ö, ß.). Do đó, ngoài các chữ cái quen thuộc các bạn chỉ cần nhớ thêm 4 ký tự này là được thôi.
Bảng chữ cái tiếng Đức
Đây là bảng chữ cái mà người Việt Nam đang dùng nên việc sử dụng nó không hề làm khó các bạn đúng không nào?
2. Học phát âm trong tiếng Đức
Khi bắt đầu học một ngoại ngữ mới, phần phát âm luôn được xem là khó nhất. Vì tiếng nước ngoài phát âm hoàn toàn khác với tiếng Việt, nên không thể tránh khỏi việc phát âm sai. Đặc biệt khi nghe người Đức nói chuyện, bạn sẽ cảm thấy họ nói rất nhanh và rất khó theo kịp.
Tiếng Đức phát âm khá giống tiếng Việt
Tuy nhiên trên thực tế, tiếng Đức là một ngôn ngữ khá dễ phát âm. Nếu bạn đã từng đau đầu, vật lộn để làm sao phát âm tiếng Anh cho chuẩn thì khi đến với tiếng Đức, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Cách đánh vần của tiếng Đức giống với tiếng Việt, viết sao phát âm vậy, các âm thanh đều rất rõ ràng. Cộng thêm việc sử dụng bảng chữ cái giống nhau nên nếu bạn chịu khó luyện tập, mục tiêu nói chuẩn như người bản xứ sẽ không còn xa vời nữa đâu.
Mình nghĩ đến đây, chắc các bạn cũng trả lời được cho câu hỏi: “Học tiếng Đức có khó không?” rồi đấy.
Đây được xem là trở ngại lớn nhất của người Việt khi học tiếng Đức. Bởi các bạn sẽ thường xuyên gặp các câu văn với cấu trúc dài, phức tạp, rất khó để có thể hiểu hết ý nghĩa chúng. Vì vậy, bạn cần trang bị vững vàng kiến thức về văn phạm để không xảy ra tình trạng hiểu nhầm ý của câu nhé.
Một điều khá thú vị là tiếng Đức có thể hoán đổi vị trí của chủ ngữ và các thành phần khác qua động từ được chia. Với tiếng Việt thì cấu trúc câu chủ yếu “Chủ ngữ – Vị ngữ – Tân ngữ” không thể hoán đổi được, còn với tiếng Đức thì điều này lại rất bình thường.
Ngữ pháp tiếng Đức
Bên cạnh ngữ pháp, từ vựng cũng là một thách thức lớn đối với nhiều người. Mỗi loại danh từ, động từ, tính từ đều gồm rất nhiều dạng và nguyên tắc sử dụng cũng khá phức tạp. Đặc biệt, danh từ tiếng Đức còn chia thành có 3 giống là giống đực (der – Maskulinum), giống cái (die – Femininum), giống trung (das – Neutrum), đồng thời chúng được chia theo cách đi kèm bao gồm Danh cách (Nominativ), Sở hữu cách (Genitiv), Tặng cách(Dativ) hay Đối cách (Akkusativ). Một số danh từ còn không có quy tắc để học nên bạn sẽ phải học thuộc từng từ một. Các danh từ tiếng Đức luôn phải viết hoa dù đứng ở đâu trong câu, điều này rất dễ gây nhầm lẫn trong việc phân tích thành phần câu.
Các dạng danh từ phức tạp
Ngoài ra, còn có nhiều thành phần bổ sung như trạng ngữ, tân ngữ, bổ ngữ,... với những quy tắc khác nhau. Thêm vào đó, hầu hết các từ tiếng Đức đều khá dài và khó nhớ, một số từ còn có ý nghĩa rất trừu tượng. Thế mới thấy học tiếng Đức không hề đơn giản tí nào. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ thì bạn sẽ nhận thấy tiếng Đức có khá nhiều từ giống với tiếng Anh, nên việc học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Một số từ tiếng Đức giống với tiếng Anh
Nói đến đây chắc chúng ta cũng đã có nắm được cơ bản về bản chất của tiếng Đức rồi nhỉ? Tiếng Đức dù khó nhưng vẫn không nằm trong top những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Nếu so sánh với ba ngôn ngữ thịnh hành ở Việt Nam là tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Hàn thì tiếng Đức đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần có quyết tâm cùng sự chăm chỉ, kết hợp với luyện tập thường xuyên, bạn chắc chắn sẽ sớm chinh phục được ngoại ngữ này.
Bước đầu tiên, bạn cần hiểu rõ mục đích mình học tiếng Đức là để làm gì, sau bao lâu bạn sẽ đạt được mục tiêu đó? Bạn có chia nhỏ các mục tiêu ra không và sẽ bắt đầu học từ khi nào? Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch, thời gian biểu cụ thể để hoàn thành nó. Đây là bước học tiếng Đức cơ bản nhất, cần được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận.
Cần xác định mục đích khi bắt đầu học một ngôn ngữ
Tiếng Đức có 6 cấp độ từ cơ bản nhất (A1) đến C2 (cao nhất). Khi đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ có kế hoạch ôn tập cụ thể và lộ trình hợp lý cho bản thân. Ở trình độ A1, A2 bạn sẽ được học các kiến thức tổng quát về ngữ pháp và từ vựng, đồng thời có thể giao tiếp cơ bản bằng các mẫu câu thông dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Tiếng Đức có 6 cấp độ
Tiếp đến là trình độ B1, B2, bạn đã có thể sử dụng tiếng Đức một cách chủ động, có thể giao tiếp rõ ràng, mạch lạc về các vấn đề phức tạp hơn, đủ điều kiện để làm một công việc cần sử dụng tiếng Đức.
Còn nếu mục đích của bạn là đi du học Đức, làm việc hay định cư lâu dài ở Đức, hãy trang bị các kỹ năng thật tốt (tương đương trình độ C1, C2) để có thể giao tiếp, sử dụng thật trôi chảy nhé.
Nếu đã có câu trả lời cho hai câu hỏi trên, có cho mình thời gian biểu cùng lộ trình thích hợp, cộng thêm sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ thì mình tin chắc các bạn sẽ sớm thành công.
Cái gì tiếp xúc càng nhiều sẽ càng nhớ lâu. Bằng cách thiết lập tất cả ngôn ngữ xung quanh mình thành tiếng Đức như cài đặt ngôn ngữ trên các ứng dụng từ máy tính đến điện thoại, hay dán giấy nhớ ở những vị trí bạn thường lui tới nhất trong nhà, não bạn sẽ tự động tiếp nhận mặt chữ, làm quen với các từ vựng phổ biến. Một phương pháp vô cùng thú vị đúng không nào?
Nói về việc học ngoại ngữ, không gì hiệu quả hơn khi có cho mình một người bạn cùng chí hướng. Các bạn sẽ có cơ hội trao đổi, thảo luận về các bài học đồng thời sửa chữa lỗi sai, khắc phục nhược điểm cho nhau. Ông cha ta có câu “Học thầy không tày học bạn” mà phải không?
Đây là phương pháp hữu ích nhất để cải thiện kỹ năng nghe nói của bạn. Hãy tập nghe nhạc, xem phim, nói chuyện bằng tiếng Đức mỗi ngày. Khả năng phản xạ của bạn sẽ ngày càng thuần thục, tự nhiên hơn đấy!
Có rất nhiều ý kiến cho rằng tiếng Đức không phổ biến bằng tiếng Trung, tiếng Hàn, ít cơ hội việc làm hơn. Đối với những bạn mới bắt đầu học, điều này rất dễ làm các bạn nản chí, phân vân không biết lựa chọn của mình có đúng đắn không? Nên nhớ rằng, không một ngôn ngữ nào là dễ học cả, chỉ cần có quyết tâm cùng sự chăm chỉ, sau một thời gian trình độ tiếng Đức của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt. Khi bạn đã giỏi rồi thì cơ hội việc làm sẽ tự tìm đến thôi đúng không?
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc của các bạn về việc liệu Đức có thật sự khó như nhiều người vẫn nghĩ. Chia sẻ để bạn bè và người thân cùng biết nhé. Nếu bạn đang có ý định học tiếng Đức và muốn tìm một khóa học, hãy nhanh chóng liên hệ với Decamy.com để được tư vấn nhiệt tình nhé.
Ngoài ra nếu bạn muốn tìm một trung tâm uy tín để du học Đức thì hãy tham khảo ICOEURO nhé !
Chúc các bạn học tốt!