6 lưu ý khi học tiếng Đức làm hành trang cho người mới bắt đầu

Nếu bạn đang tự thắc mắc những câu rằng: Học tiếng Đức mất bao lâu? Có những lưu ý hay tips nào nên biết khi học tiếng Đức? thì bài viết này chính là câu trả lời đầy đủ cho những thắc mắc của bạn. Cùng ghi ngay 6 điều cần lưu ý khi học tiếng Đức nhé!

 

1. Xây dựng kế hoạch học tiếng Đức và đặt mục tiêu cụ thể

 

Học tiếng Đức hay bất cứ ngoại ngữ nào là một quá trình dài, không thể hoàn thành trong một đêm. Trước tiên bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình - tại sao học tiếng Đức lại quan trọng đối với bạn, nhìn bao quát sau đó chia tiếng Đức thành những phần, những chủ đề nhỏ hơn. Hãy lập một danh sách những chủ đề bạn muốn đào sâu vào tìm hiểu, học tập và nghiêm túc một khi đã bắt tay vào quá trình đó. Cố gắng xây dựng kế hoạch thực tế, nằm trong khả năng của bản thân và đừng đặt quá nhiều áp lực lên chính mình. 

 

Việc có một kế hoạch học tiếng Đức cụ thể giúp bạn luôn theo dõi được sự tiến bộ của mình theo thời gian và điều chỉnh khối lượng học tập cho phù hợp. Một kế hoạch dài hơi cũng giúp bạn lấy lại tinh thần mỗi khi cảm thấy chán nản, mất động lực.

 

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất

 

Xem thêm >>>  Cách sử dụng cách 3 trong tiếng Đức

 

2. Loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng trong quá trình học

 

Khi đã có mục tiêu và xây dựng được kế hoạch rõ ràng, bạn đã sẵn sàng cho quá trình học tiếng Đức. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch đều đặn, nghiêm túc mới chính là phần khó khăn nhất trong cả quá trình. Hiện nay có quá nhiều yếu tố tác động đến chúng ta, như điện thoại, máy tính, TV, các thiết bị thông tin giải trí,... Mỗi khi ngồi vào bàn học, âm thanh chương trình TV hay chuông điện thoại, tiếng báo tin nhắn đến có thể kéo sự tập trung của bạn đi. Mỗi lần như vậy ta thường nghĩ: “Từ ngày mai mình sẽ học tập nghiêm chỉnh”, nhưng có lần một sẽ có lần hai, cứ thế chẳng bao giờ kế hoạch chúng ta xây dựng lúc bắt đầu có thể đi đến thành công.

 

Vì vậy hãy đặt kỷ luật thép cho bản thân: tắt điện thoại, TV và các trang web, phần mềm không liên quan đến việc học trên máy tính mỗi khi bắt đầu học. Khởi đầu có thể khá vất vả và khó chịu, nhưng khi đã trở thành thói quen việc tập trung học sẽ dễ dàng và thoải mái hơn nhiều. Ngoài ra, sau khi tập trung học khá lâu và cảm thấy mệt, bạn có thể giải lao một chút và tự thưởng cho bản thân một phần thưởng nhỏ (nhưng phần thưởng này tuyệt đối không thể là chơi một ván game hay mở Facebook lướt 5p nhé, vì rất có thể sau đó bạn sẽ không quay lại bàn học nữa).

 

Học ngoại ngữ đòi hỏi sự tập trung cao độ

 

Xem thêm >>>  Cách dùng và quy tắc của perfeckt trong tiếng Đức

 

3. Học chắc phát âm và các từ vựng tiếng Đức cơ bản trước tiên

 

Đến với tiếng Đức, có thể nói là đến với một ngôn ngữ khác có cách phát âm mới so với tiếng Việt. Người Việt có lợi thế khi học tiếng Đức chính là cách phát âm một số âm khá giống tiếng Việt, vì vậy nên nhiều người học tiếng Đức chủ quan và không xem trọng việc học chuẩn chỉnh cách phát âm tiếng Đức cho lắm. Điều này hoàn toàn không nên khi học phát âm tiếng Đức là nền tảng cho kỹ năng nghe hiểu và kỹ năng nói của bạn. 

 

Điều tương tự cũng xảy ra với việc học từ vựng tiếng Đức. Có một sự thật rằng 80% tiếng Đức giao tiếp chỉ được sử dụng trong khoảng 1000 từ vựng tiếng Đức thông dụng nhất. Tất nhiên không phải những từ vựng khác là không quan trọng và bạn chỉ cần học những từ phổ biến là đủ (vì đối với những ngành đặc biệt bạn còn phải học cả từ vựng chuyên ngành nữa cơ mà), nhưng nếu bắt đầu với những từ vựng cơ bản được sử dụng nhiều trong giao tiếp hằng ngày trước, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt nội dung bài đọc, bài nghe và tự tin hơn trong giao tiếp những nội dung đơn giản.

 

Hãy xây dựng nền tảng cơ bản thật vững chắc

 

Xem thêm >>>  Cách hình thành câu mệnh lệnh trong tiếng Đức

 

4. Học từ vựng tiếng Đức kèm theo trường hợp sử dụng

 

Khi tự học tiếng Đức lâu bạn sẽ nhận thấy, ngữ cảnh rất quan trọng khi bạn muốn sử dụng một từ vựng tiếng Đức nào đó. Nên khi học từ mới, bạn nên đặc biệt lưu ý tới các trường hợp từ đó được sử dụng trong thực tế. Duy trì đều đặn việc tìm kiếm này sẽ giúp bạn rất rất nhiều trong những bài tập ở trình độ cao hơn như chọn từ đúng điền vào chỗ trống chẳng hạn. Ngoài ra, mình cũng dành cho bạn một lời khuyên đó là hãy học dạng số nhiều của danh từ ngay từ khi bắt đầu. Ví dụ, khi học das Haus, hãy học luôn dạng số nhiều của nó là die Häuser.

 

Phương pháp này giúp bạn dễ hiểu và nhớ bài lâu hơn

 

Xem thêm >>>  Tất tần tật về số đếm và số thứ tự tiếng Đức

 

5. Ghi chú thông minh và dễ nhìn

 

Việc ghi chép lại những điều cần lưu ý hay những lỗi sai bạn mắc phải trong bài học là cách hiệu quả giúp bạn dễ nhớ và ôn tập hơn. Ghi chú thông minh và dễ nhìn còn giúp não bộ của bạn bật chế độ học bằng hình ảnh hiệu quả hơn nữa. Vì vậy hãy thử bắt đầu vẽ những hình minh họa đơn giản cho từ mới, sử dụng các màu sắc khác nhau cho những nội dung khác nhau trong vở viết, gạch chân làm nổi bật đầu mục, tiêu đề và luôn có bên mình một cây bút highlight để đánh dấu nội dung bạn thấy quan trọng cần xem kĩ hơn. 

 

Ghi bài cụ thể, chi tiết là khá tốt nhưng việc trình bày cũng cực kỳ quan trọng. Việc ghi tràng giang đại hải mà cả quyển vở chỉ có 1 màu sắc hay không có ký hiệu, đánh dấu nào làm nổi bật mục quan trọng nào chính là ác mộng khi bạn cần ôn tập hay tìm lại kiến thức cũ. Nhưng ngược lại, trong một bài mà bạn sử dụng đủ các loại bút màu để trang trí, vẽ vời cho quyển vở thật màu mè, lòe loẹt cũng không phải phương án tối ưu vì sẽ khiến tổng thể bị rối mắt. Cần xác định việc ghi chép mục đích quan trọng nhất cũng chỉ là giúp chúng ta dễ dàng tìm lại nội dung để đọc lại và ôn tập, nên trình bày thoáng, bố cục rõ ràng, chỉ sử dụng từ 2 - 3 màu trong vở và chỉ đánh dấu các đầu mục, nội dung đặc biệt thôi.

 

Hãy học cách take note thật thông minh và hiệu quả

 

Xem thêm >>> 5 phần mềm học tiếng Đức cho trẻ em vừa hiệu quả vừa hấp dẫn

 

6. Tăng cường phản xạ tiếng Đức hằng ngày

 

Lưu ý cuối cùng chính là nâng cao phản xạ sử dụng tiếng Đức, nghĩa là bạn có thể nhanh chóng bật ra suy nghĩ, ý kiến muốn trình bày của mình bằng tiếng Đức khi được hỏi. Đây là việc tưởng dễ nhưng thực ra không hề đơn giản, và nếu không có quá trình luyện tập đều đặn, lâu dài thì chắc chắn không thể phản xạ tốt, trôi chảy với tiếng Đức được. Cách rèn luyện phản xạ tốt nhất vẫn chính là tìm cơ hội giao tiếp thật nhiều với người nói tiếng Đức bản địa. Bạn có thể tìm các lớp học tiếng Đức giao tiếp để tranh thủ cơ hội nói chuyện, trao đổi bằng tiếng Đức. Còn cách khác thuận tiện hơn nhiều chính là học tiếng Đức qua phimqua bài hát, vừa luyện nghe, luyện phản xạ vừa bỏ túi thêm được nhiều kiến thức về từ vựngngữ pháp tiếng Đức thực tế mà giáo trình học tiếng Đức có thể không dạy bạn.

 

Đây cũng là một phương pháp vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giao tiếp

 

Xem thêm >>>  Top 10 từ vựng tiếng Đức thông dụng nhất bạn nên biết

 

Trên đây là bài viết chia sẻ về những lưu ý khi học tiếng Đức bạn không thể bỏ qua, hy vọng bài viết đã có ích đối với việc học tiếng Đức của bạn. Nếu bạn muốn được tiếp cận thêm đến nhiều bài viết khác hữu ích như trên, hãy đến với Decamy.com - website học tiếng Đức online với hàng ngàn từ vựng và hàng trăm cấu trúc ngữ pháp thường xuyên xuất hiện trong đề thi, chuyên luyện thi tiếng Đức cho học viên trên toàn quốc để được học thử miễn phí nhé.

 

Chúc các bạn học tốt!